Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. Cảm lạnh và cúm mùa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là các trẻ học mẫu giáo, tiểu học.
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Biểu hiện ban đầu là sốt cao liên tục trên 39 độ C, ho, đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, phân lỏng…). Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus. Thời gian lây bệnh: Từ 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Virus cúm tồn tại khá lâu ngoài môi trường: 24 – 48h trên các bề mặt (bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang…), toofnt ại 8 – 12h trong quần áo, duy trì được 5 phút trên bàn tay.
Đ????̣̆???? đ????????̂̉???? ????????̉???? ????????̣̂???????? ????????́???? ????????̀????, ????????́???? ????(????????????????), ????(????????????????), ????????́???? ????, ????????́???? ????
- Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên, xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân.
- Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
- Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người bệnh có sốt (thường trên 38 độ C), đau nhức cơ toàn thân, có thể có biểu hiện đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Đ????̣̆???? đ????????̂̉???? ????????̉???? ????????̣̂???????? ????????́???? ???????????? ????????̂̀???? ????????̂???? ???????????????? ????????????̛????̛̀???? ????(????????????????)
- Bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1) gây ra.
- Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A(H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.
- Biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng.
- Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.
Trong tuần qua, Nhà trường đã tiến hành các biện pháp chuyên môn theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch. Song song, để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho học sinh trong giai đoạn có nguy cơ cao, BGH nhà trường xin thông báo tới Quý Phụ huynh một số lưu ý để cùng phối hợp như sau:
- Chủ động kiểm tra và đưa trẻ đi tiêm phòng Vacxin cúm.
- Hướng dẫn trẻ thói quen che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay thường xuyên dưới vòi nước sạch và xà phòng.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Súc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn họng
- Thường xuyên mở cửa để thông thoáng nhà cửa, phòng ốc
- Chú trọng công tác vệ sinh trong và ngoài khuôn viên nơi ở, lau các bề mặt (sàn nhà, bàn, ghế, tủ, kệ, tay vịn cầu thang…) bằng dung dịch tẩy rửa thông thường để ngăn chặn các nguồn bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
- Cho trẻ nghỉ học, đưa trẻ đến cơ sở y tế và thông báo cho nhà trường khi trẻ có các dấu hiệu sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi…. Chỉ trở lại làm việc hoặc học tập sau 2 ngày từ khi các triệu chứng đã giảm bớt. Không tự ý sử dụng thuốc (như thuốc Tamiflu) hoặc điều trị bệnh tại nhà mà cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Kính mong Quý Phụ huynh phối hợp cùng nhà trường để giữ gìn sức khỏe cho các con.
Trân trọng cảm ơn!