Cúm mùa và những điều cần lưu ý

Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cúm mùa đang diễn biến phức tạp có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Đặc biệt trong các cơ sở giáo dục -Trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao hơn. Hãy cùng Iris Schook tìm hiểu về bệnh cúm mùa và những điều cần lưu ý nhé!

  • Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm  là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể gây tử vong. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu,chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác.

  • Cơ chế lây bệnh

Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rut từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

  • Dấu hiệu của cảm, cúm

– Sốt (trên 38 độ);

– Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi;

– Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi;

– Ho (ho khan hoặc ho có đờm), đau họng;

– Một số người có biểu hiện nôn, buồn nôn…

– Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.

  • Các biện pháp phòng chống

Để chủ động phòng chống cúm mùa, chúng ta cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Phòng tránh lây nhiễm chéo tại các trường học nên đeo khẩu trang y tế; khi tiếp xúc với người bệnh nên giữ khoảng cách trên 1m;

Người mắc bệnh mạn tính, các em học sinh, người cao tuổi và phụ nữ có thai cần tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi mắc cúm;

Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng. Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm phát tán dịch theo đường hô hấp, sau đó bỏ vào thùng rác. Hàng ngày nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý;

Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc, học tập thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường xuyên lau chùi các vật dụng bằng hóa chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước ra ven hoặc cồn 70 độ…

Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể;

Tiêm vắc xin phòng dịch Cúm định kỳ hàng năm;

Chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện ho, sốt, đau đầu, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu…cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nếu được xác định mắc cúm cần được cách ly, đeo khẩu trang phòng lây nhiễm cho người khác;

Không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ;

Người trở về từ quốc gia có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

Khi phát hiện người có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở cần thông báo ngay đến bộ phận Y tế để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe, điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.