Khám phá cách học Lịch sử, Địa lý qua hình thức dạy học dự án

Để phát triển năng lực cho học sinh trong môn Lịch sử và Địa lí, các thầy cô giáo tại Iris School thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi tư duy tiếp cận, tổ chức hoạt động dạy học và đa dạng các hình thức học tập cho học sinh. Trong đó, dạy học qua dự án là một trong những phương pháp dạy học vô cùng hiệu quả, giúp khơi gợi sự hứng thú của học sinh với những môn học mà các con thường cảm thấy dài dòng, khó tiếp thu.

Nếu theo phương pháp truyền thống, thầy cô thường có thói quen dạy bài nào chỉ tập trung vào bài đó. Thì trên tinh thần dạy học dự án liên môn, các thầy cô giáo luôn gợi mở và lựa chọn được những kiến thức trọng tâm của phần địa lí hỗ trợ cho phần lịch sử và ngược lại. Mở rộng hơn là nội dung kiến thức khoa học xã hội bổ trợ cho môn Lịch sử và Địa lí. Qua đó, các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội.

“Là giáo viên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích, tò mò và hứng khởi với những tiết học của mình. Không những vậy, tôi luôn mong muốn những giờ học không chỉ mang lại những kiến thức bổ ích mà còn góp phần giúp các con phát triển tư duy, kỹ năng và những năng lực cần thiết trong thời đại mới. Thông qua các dự án liên môn như: Các cuộc đại phát kiến địa lý, Châu Á điểm dừng chân, Chiến tranh và hòa bình… các con đã phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo khi tự thực hiện các sản phẩm học tập…”, cô Nguyễn Diệu Ly – Giáo viên Địa lý Trường Iris chia sẻ.

Và mới đây nhất, Irisers khối 6 đã được thầy cô hướng dẫn và thực hiện thành công Dự án liên môn Lịch sử và Địa lí – Ngữ văn – Mĩ thuật – Công nghệ mang tên “Huyền sử Lạc Hồng”. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, các con nắm bắt được kiến thức và trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang –  Âu Lạc, mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân và tìm được những phương án bảo tồn và phát huy đời sống vật chất và tinh thần của cư thời kỳ này. Về phần kiến thức Địa lý, Irisers hiểu được nguyên nhân, hậu quả của lũ lụt ở Việt Nam, biết những biện pháp phòng chống lũ lụt được sử dụng trong thời kỳ Văn Lang –  Âu Lạc và từ đó liên hệ với tình hình thực tế hiện nay.

Không chỉ trình bày được kiến thức Lịch sử và Địa lý, thông qua dự án lần này, Irisers còn có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của thể loại truyền thuyết thời kì vua Hùng, có thêm những nhìn nhận trực quan về cảnh quan, nét đẹp trong cuộc sống thường ngày của xã hội thời Văn Lang –  Âu Lạc thông qua những mô hình sa bàn thu nhỏ, mô hình về trang phục. Các con đã tự tay tạo ra các tác phẩm không chỉ là tranh vẽ mà còn là mô hình 3D chân thật, biết cách diễn tả không gian, màu sắc, chất liệu của đồ vật và các hình ảnh tượng trưng, thiết kế được trang phục thời kỳ Văn Lang –  Âu Lạc. Qua đó nắm được các kỹ thuật trong quá trình tạo hình đồng thời cũng dễ dàng ghi nhớ các hình ảnh, nội dung kiến thức trong bài học.

Trong buổi báo cáo dự án, các con tự tin đóng vai trò là hướng dẫn viên, giới thiệu cho khách tham quan về thời kỳ Văn Lang –  Âu lạc qua những sản phẩm từ poster, mô hình tổng quan, trang phục và những bức tranh do chính mình tạo nên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.