NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHI TRẺ BƯỚC VÀO LỚP 1

Theo hai nhà tâm lý học O’Sullivan và TS. Vaani Gunaseelan, trước khi bé vào lớp 1 cha mẹ nên tách con dần dần từ trước vài tuần để bé quen dần với việc xa bố mẹ.

Lớp 1 là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Bé sẽ phải vừa phải học bài trên lớp, vừa phải làm bài tập về nhà. Ngoài ra bé cũng phải học làm quen với môi trường mới. Để chuẩn bị tốt cho bé bước vào Tiểu học, hai nhà tâm lý học O’Sullivan và TS. Vaani Gunaseelan đã gợi ý cho bố mẹ những phương pháp xây dựng các kĩ năng cần thiết cho bé bước vào lớp 1.

1. Kỹ năng vượt qua lo lắng

Khi bé bước vào lớp 1, bé sẽ phải tự làm mọi việc. Việc này có thể khiến bé lo lắng, sợ hãi đến mức không muốn đến lớp. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các bé trai sẽ phải đối mặt với lo âu nhiều hơn các bé gái.

Ba mẹ cần xây dựng sự tự tin và độc lập cho trẻ

Lời khuyên của các chuyên gia là bố mẹ nên tách con dần dần từ trước vài tuần đi học. Bố mẹ có thể nhờ ông bà chăm bé để bé quen với việc không có bố mẹ ở bên. Đồng thời bố mẹ cần xây dựng sự tự tin và độc lập cho bé. Hãy để bé tự làm những việc đơn giản như ăn uống, đi vệ sinh và rửa tay. Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần cho bé tự làm và cho phép bé mắc sai lầm chứ không phải trách mắng.

2. Kỹ năng làm việc đúng giờ

Khi bé đi học lớp 1, bé sẽ phải đi học theo lịch cố định. Nếu bé chưa từng bao giờ làm việc theo giờ thì bé có thể sẽ không quen với việc này.

Lời khuyên là bố mẹ nên tạo cho bé thói quen làm mọi việc theo kế hoạch khi ở nhà. Hãy cho bé thức dậy đúng giờ, ăn trưa và các hoạt động trong ngày theo lịch cố định. Bố mẹ cũng nên giới thiệu trước cho bé các việc làm tiếp theo khi xong việc cũ. Như sau khi tắm cho bé có thể nói với bé rằng sắp đến giờ chơi rồi. Như vậy sẽ giúp bé hình dung và mong đợi các hoạt động xảy ra tiếp theo.

3. Kỹ năng tập trung

Khi bé có khả năng tập trung bé sẽ hoàn thành các nhiệm vụ và hoạt động trong ngày đúng theo lịch trình và không mất nhiều thời gian. Lời khuyên là bố mẹ nên để bé làm các việc bé không thích kết hợp với các việc bé không thích. Sau đó tăng dần thời gian cho công việc bố mẹ muốn bé hoàn thành. Hãy thưởng cho bé khi bé làm việc tập trung, không phân tâm.

Tập trung giúp bé hoàn thành việc học tốt hơn

Để bé thành công trong việc học tập bố mẹ nên xây dựng kế hoạch và phương pháp học phù hợp với thói quen của từng bé. Sau đây là những dấu hiệu cho việc bé thiếu chú ý, hay mất tập trung:

  • Không thể ngồi yên
  • Hoạt động quá mức và chạy nhảy khắp nơi
  • Nói quá nhiều
  • Khó chờ đợi tới lượt của mình
  • Dễ bị phân tâm
  • Khó làm theo hướng dẫn

Tiến sĩ Vaani bổ sung rằng nếu bé có một trong vài dấu hiệu kể trên thì chưa hẳn bé bị tăng động. Để xác định chính xác nhất, bố mẹ nên cho bé đi khám ở bác sĩ.

4. Kỹ năng giao tiếp xã hội

Lớp 1 sẽ là môi trường mới với bé. Bé sẽ cảm thấy xa lạ với bạn bè và thầy cô. Việc giao tiếp và hòa đồng với mọi người sẽ giúp bé có nhiều bạn bè và thích đến lớp hơn.

Việc giao tiếp, hòa đồng với mọi người cũng rất cần thiết đối với trẻ

Tiến sĩ Vaani khuyên rằng bố mẹ nên dành thời gian để chơi với con cái. Đồng thời bố mẹ cũng nên cho bé chơi các trò chơi phù hợp với lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển của bé. Cách tốt nhát để nâng cao kĩ năng xã hội của bé là để bé gặp gỡ và tương tác với các đứa trẻ khác. Bố mẹ có thể tổ chức các buổi chơi bóng hoặc sinh hoạt cuối tuần để các bé có thời gian gặp gỡ và chơi đùa với nhau. Sân chơi của khu phố chính là nơi tốt nhất để bắt đầu việc xây dựng kĩ năng giao tiếp xã hội cho bé.

5. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bé hạn chế đánh nhau với bạn bè. Một đứa trẻ bốc đồng sẽ có khả năng gây hấn với mọi người xung quanh. Bố mẹ nên làm gương cho con cái bằng cách tự kiểm soát cảm xúc của mình. Tiến sĩ Vaani khuyên rằng trẻ em thường học cách quản lí cảm xúc từ bố mẹ vì vậy bố mẹ không nên thể hiện các cảm xúc tiêu cực. Hãy luôn bình tĩnh và thân thiện.

Khi bé tức giẫn và nghịch ngợm bố mẹ cũng không nên trách mắng con. Bố mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng để bé hiểu rằng hành vi của mình là không đúng. Ví dụ khi bé đánh bạn, mẹ không nên giận dữ mà hãy nói với bé rằng: “Mẹ rất buồn khi thấy con đánh bạn. Mẹ không thích những gì con đã làm ngày hôm nay”. Điều này sẽ giúp bé tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, đồng thời cho bé cơ hội để bình tĩnh lại.

6. Dạy con chới với các con chữ và số

Điều này thường đã được ba mẹ thực hiện. Tuy nhiên, ba mẹ nên sắp xếp việc học của con sao cho hợp lý để con có nhiều nhất thời gian vui chơi và nghỉ ngơi. Tốt nhất, ở giai đoạn này, trẻ chỉ nên học giống như đang chơi những trò chơi.

Bên cạnh viêc dạy cho con các kỹ năng cần thiết, các bậc cha mẹ cũng nên chuẩn bị cho trẻ tâm lý đến trường. Các bậc cha mẹ có thể nói chuyện với con về trường học, về những điều con sẽ được học ở trường mới. Cha mẹ cũng có thể cho con đến thăm trường trước ngày con nhập học để làm quen. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cùng con chuẩn bị góc học tập cùng con, chọn bàn học, giá sách, trang trí cùng trẻ, chuẩn bị đồ dung học tập cùng trẻ. Đối với những bố mẹ có thời gian, các bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò chơi đóng vai lớp học để giúp trẻ hình dung tốt hơn về lớp học.

Sẽ còn những cảnh hồi hộp của mẹ cha khi ngày đầu con nhập học. Sẽ còn những cảnh sốt ruột đợi chờ cho ngày đầu của con nhanh kết thúc, để hỏi han, để yêu thương. Nhưng để giúp con tự tin bước vào lớp học cũng như để chính các bậc cha mẹ yên tâm phần nào đối với ngày đầu đến lớp của con, việc trang bị những kỹ năng tiền học đường luôn có những ý nghĩa nhất định.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.