Sự khác biệt giữa trẻ Mầm non và trẻ Tiểu học

Rất nhiều thay đổi từ bậc Mầm non lên cấp Tiểu học có thể khiến trẻ gặp khó khăn nhất định để làm quen và thích nghi. Bố mẹ cần nắm được những khác biệt trong giai đoạn chuyển tiếp này để đồng hành và giúp trẻ có sự chuẩn bị cho khởi đầu tự tin vào lớp 1.

1. Hoạt động chủ yếu
Ở mẫu giáo, hoạt động chủ yếu của trẻ là chơi, tự do làm những thứ mình thích như vẽ tranh, tô màu… Nhưng khi lên tiểu học, hoạt động chủ yếu của con là học trong suốt cả ngày. Thậm chí, nhiều em phải đi học thêm vào buổi tối, cuối tuần.

2. Trong giờ học
Trẻ mẫu giáo được phép đi lại, nhảy múa, đùa nghịch trong lớp. Trong khi đó, ngay khi bước vào lớp 1, các em phải tuân thủ quy tắc ngồi im nghe giảng, đi học đúng giờ giấc, bị kiểm tra bài vở và bị nhắc nhở nếu không tuân thủ nội quy của nhà trường.

3. Hoạt động thể chất ở trường
Thay vì tập trung chơi đồ chơi, chạy nhảy, chơi cầu trượt nhẹ nhàng như các bé mầm non, trẻ bậc Tiểu học sẽ hướng đến vận động mạnh, tăng cường sức khỏe hơn, chơi các môn thể thao như bóng đá, bơi lội…

4. Thời gian buổi tối
Buổi tối là thời gian trẻ mầm non được thư giãn, nghỉ ngơi, chơi đùa với gia đình. Trong khi đó, trẻ tiểu học có thể phải hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.

5. Chăm sóc bản thân
Môi trường học tập khác nhau đã giúp các bạn nhỏ trưởng thành hơn. Có thể, học mẫu giáo các bé vẫn làm nũng cha mẹ, được bố mẹ cưng chiều, mặc quần áo, đeo giày dép cho con. Nhưng khi bước vào tiểu học, con chắc chắn sẽ tự lập hơn rất nhiều.

6. Thời gian cuối tuần
Vào thời gian cuối tuần, trẻ mầm non có thể được bố mẹ đưa đi chơi, về quê thăm họ hàng. Nhưng đối với trẻ tiểu học, các bé không có nhiều thời gian để đi chơi vì có thể phải đi học thêm, ngoại khóa.

7. Lượng calo cần thiết
Hầu hết trẻ em tiểu học dành trung bình 70% thời gian học tập trên lớp và ngoại khóa. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cần phải cao hơn nhiều so với khi còn học ở mầm non.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.