Giáo dục kỹ năng thế kỷ 21 – Đào tạo thế hệ công dân toàn cầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ về công nghệ, bên cạnh sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới, cũng có không ít những ngành hiện tại sẽ bị đào thải. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục chính là phương pháp quan trọng để giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21, từng bước trở thành những công dân toàn cầu linh hoạt, sáng tạo và chủ động, có khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, suy nghĩ nghiêm túc, truyền đạt ý tưởng hiệu quả và làm việc nhóm tốt, có thể thích ứng tại nhiều nơi làm việc.

Kỹ năng thế kỷ 21 là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy Các Kỹ năng của Thế kỷ 21, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), kỹ năng của thế kỷ 21 bao gồm 3 nhóm kỹ năng chính:

  • Thứ nhất là nhóm kỹ năng kỹ thuật số (Digital literacy skills): Nhóm kĩ năng về kiến thức truyền thông, thông tin và công nghệ.
  • Thứ hai là nhóm các kỹ năng học tập và đổi mới (Learning and innovation skills) – 4Cs : Creativity and innovation – Sáng tạo và đổi mới; Critical thinking and – Tư duy phản biện; Collaboration – Cộng tác; Communications – Giao tiếp.
  • Cuối cùng là nhóm Kỹ năng nghề nghiệp và cuộc sống (Career and life skills), bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.

Tầm quan trọng của Giáo dục kỹ năng thế kỷ 21

Trong thập kỷ tới, hàng triệu lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp vì tác động của công nghệ 4.0, nhất là mô hình 3A (AI: Trí tuệ nhân tạo, Automation: Tự động hóa và Analytics: Phân tích). Do đó, việc trang bị những kỹ năng thế kỷ 21 là cực kỳ quan trọng.

Theo một số nghiên cứu về mức độ phổ biến của kỹ năng thế kỷ 21, hàng loạt các quốc gia khẳng định kỹ năng giao tiếp và sáng tạo là quan trọng nhất, rồi mới đến kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Như vậy, những kỹ năng thế kỷ 21 chính là “chìa khóa” mà mỗi công dân cần trang bị để đáp ứng sự đổi thay của thời đại.

Kỹ năng thế kỷ 21 được giảng dạy như thế nào tại Iris School?

Tại Iris School, kỹ năng thế kỷ 21 được giáo dục từ Bậc Mầm non tới các cấp Tiểu học, THCS và THPT theo từng lộ trình cụ thể.

  • Mầm non: Phát triển tự tin, tự lập và sáng tạo.
  • Tiểu học: Tự chủ, tự chăm sóc bản thân, làm việc nhóm.
  • THCS: Tư duy sáng tạo và đổi mới, phản biện, giải quyết vấn đề, lãnh đạo, định hướng nghề nghiệp.
  • THPT: Kỹ năng sống trong xã hội toàn cầu, kinh tế và pháp luật.

Chương trình giáo dục kỹ năng thế kỷ 21 tại nhà trường không được tách biệt thành một môn học mà được lồng ghép vào từng môn học cũng như các hoạt động tại trường, lớp. Cùng với việc tiếp cận giáo dục STEM, học qua dự án, qua các chủ đề tích hợp liên môn, các em học sinh sẽ hình thành và xây dựng được các kỹ năng thế kỷ 21 như kỹ năng sáng tạo, làm việc cộng tác, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề…

Bên cạnh việc học tập, các em học sinh sẽ được tham gia trải nghiệm thực tế các hoạt động văn hoá – nghệ thuật, giao lưu với các đơn vị/ tổ chức xã hội, các hoạt động từ thiện, cộng đồng… giúp các em học hỏi và hình thành các kỹ năng cảm xúc xã hội, thấu hiểu bản thân mình và những người xung quanh.

Cùng với những kỹ năng thế kỷ 21 và những kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ… được giảng dạy tại Trường, Irisers sẽ ngày càng tự tin, vững bước trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng thích nghi và hội nhập với thế giới. Nguồn: shnew.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.