Dạy học theo dự án: Đánh thức cảm hứng văn chương cho các Iriser

Để học sinh có cảm hứng và yêu thích môn Ngữ Văn, các thầy cô Trường Iris đã kết hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như: Phương pháp (PP) hỏi-đáp; PP chuyên gia; PP sơ đồ tư duy; PP thuyết trình có minh họa; PP hội thảo; PP đóng vai; PP sàng lọc; PP dạy học và giải quyết vấn đề; PP trò chơi; … Trong đó, dạy học theo dự án là một trong những phương pháp khơi gợi, đánh thức tình yêu văn chương tốt nhất cho các em học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt và các em học sinh trong một tiết học dự án

Dạy học theo dự án là gì?

Dạy học theo dự án là một phương pháp giáo dục mà ở đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng. Phương pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự lực cao trong quá trình học tập.

Cô Nguyễn Thị Nguyệt – Giáo viên Ngữ văn Trường Iris cho biết: “Các dự án trong môn Ngữ văn thường được tích hợp với một số môn có chung nội dung học tập như môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Mỹ thuật thậm chí là cả Âm nhạc và Tin học. Tại Iris School, các phương pháp giáo dục đều hướng học sinh trở thành trung tâm của hoạt động. Thầy cô đóng vai trò định hướng và đưa ra vấn đề, các Iriser tìm hiểu, cùng nhau giải quyết và thực hiện dự án đề ra”.

Dự án làm mô hình “Thành Cổ Loa theo hướng mở” của các em học sinh

Những dự án được triển khai tại Iris School

Trong 2 năm học vừa qua, có rất nhiều dự án và bài tập lớn được thực hiện trong môn Ngữ văn, các sản phẩm học tập rất đa dạng như: tạp chí, tản văn, poster, video, mô hình và sân khấu hóa nhằm thúc đẩy việc yêu thích, say mê Văn học với các Iriser.

Tìm hiểu về văn hóa Trà Thái Nguyên

Các dự án như: “Tìm về nguồn cội (Tìm hiểu về nguồn gốc và trân quý dòng dõi Tiên Rồng”, “Những câu chuyện thần thoại gần gũi và thi vị hóa”, làm mô hình “Thành Cổ Loa theo hướng mở” hay dự án sân khấu hóa truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 giúp cho các em được tìm hiểu và cảm nhận rõ ràng hơn về từng tác phẩm, từ đó rút ra những bài học nhân văn sâu sắc.

Đối với học sinh lớp 7, các em được thực hiện các dự án tranh biện/phản biện trong văn nghị luận có tính xây dựng từ những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày với bài tập lớn “Tôi công dân”.

Các Iriser lớp 8 lại được khơi gợi hào khí Đông A trong các văn bản trung đại và tôn thêm tình yêu quê hương đất nước mọi thời đại trong dự án “Hào khí ngàn năm”.

Hiệu quả của dạy học dự án đối với các Iriser

Dự án sân khấu hóa truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”

Tại môn học này, mỗi dự án sẽ được chia thành nhiều dự án nhỏ để từng học sinh có thể lựa chọn tham gia theo năng lực và sở thích của bản thân. Trong điều kiện cho phép, các thầy cô sẽ tìm cách để các em có cơ hội gặp gỡ người thật, việc thật là nhà văn, nhà thơ hoặc người thân của họ để các em được trao đổi, tìm hiểu một cách tốt nhất về tác giả cũng như những tác phẩm văn học.

“Các dự án hấp dẫn không chỉ thay cho những tiết học đơn điệu mà còn chắp cánh cho những năng lực văn chương chưa có cơ hội tỏa sáng. Không còn những bài học khô khan mà thay vào đó là một không gian thực sự văn học để tâm hồn các em được khơi gợi và đốt cháy, từ đó đánh thức cảm hứng văn chương trong mỗi học sinh. Dạy học dự án hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế, do đó vận dụng phương pháp dạy học dự án sẽ góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội nhằm phát triển năng lực học sinh. Cùng với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác, dạy học theo dự án sẽ góp phần đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại hóa”, cô Nguyễn Thị Nguyệt chia sẻ.

Nhờ vậy, học sinh chuyển từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang chủ động khám phá, tích hợp và trình bày, chuyển từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm, chuyển từ phụ thuộc vào giáo viên sang chủ động tổ chức.

Thông qua dạy học dự án, học sinh được rèn luyện để trở thành một người làm việc độc lập, có tư duy phản biện, có kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng tự học suốt đời.

Học sinh trong lớp có điều kiện để chia sẻ, trao đổi, tranh luận… gắn kết cùng tập thể và chịu trách nhiệm cùng tập thể. Đồng thời, dạy học theo dự án còn giúp các Iriser phát triển năng lực cộng tác: Làm việc với bạn của mình, xây dựng đội nhóm và kỹ năng làm việc nhóm, biết kết nối để học tập, tìm tòi, khám phá và sáng tạo. shbet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.