Bệnh tay – chân – miệng: Biểu hiện và cách phòng tránh

Tay – chân – miệng là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp vào mùa hè, mùa thu. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, cũng có thể gặp ở người lớn, nhưng  thường gặp nhiều hơn ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, đỉnh cao ở trẻ từ 1 – 2 tuổi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Trong thời gian gần đây, bệnh tay – chân – miệng tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trong cộng đồng. Chính vì vậy, việc phòng bệnh là một điều vô cùng quan trọng để ba mẹ bảo vệ sức khỏe của con em mình.

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

  • Sốt nhẹ
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Nổi nốt phỏng nước

Ban đầu có những chấm đỏ xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt, sau đó tiến triển thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét. Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, lưỡi và mặt trong của má.

ĐƯỜNG LÂY NHIỄM

  • Bệnh tay – chân – miệng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh, bệnh lây trực tiếp từ người sang người.
  • Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phỏng nước bị vỡ.
  • Qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm virut.
  • Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

CÁCH PHÒNG BỆNH

Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, ba mẹ hãy thực hiện hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau để giữ gìn sức khỏe cho con nhé!

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Khi trẻ mắc bệnh phải cho nghỉ học để cách ly tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
  • Vệ sinh răng miệng và thân thể trẻ luôn sạch sẽ, không cậy vỡ nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh cho người khác.
  • Cần tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ, cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu.
  • Không cho trẻ mút tay, không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.
  • Vệ sinh môi trường, khử trùng phòng và đồ chơi của trẻ.
  • Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.